Công nghệ quang học kín là gì? Những tiêu chí và 12 bài test của công nghệ quang học kín trên máy chiếu HOCI

Công nghệ quang học kín có mặt trên dòng máy chiếu HOCI giúp sản phẩm tăng độ bền, duy trì hiệu suất chiếu sáng để hình ảnh trình chiếu sắc nét. Vậy có những tiêu chí và bài test công nghệ này như thế nào? Xin mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại công nghệ tiên tiến này. 

Tìm hiểu công nghệ quang học kín là gì?

Công nghệ quang học kín được áp dụng trong các máy chiếu cao cấp của HOCI nhằm bảo vệ hệ thống quang học tránh khỏi các yếu tố như bụi bẩn, độ ẩm. Từ đó giúp gia tăng độ bền thiết bị máy chiếu, duy trì hiệu suất chiếu sáng và đảm bảo hình ảnh chính xác, rõ nét. Đây là công nghệ hiện đại bậc nhất giúp các dòng máy chiếu thương hiệu HOCI cạnh tranh trên thị trường, được khách hàng yêu mến. 

Lợi ích của công nghệ quang học kín trên máy chiếu bao gồm: 

  • Ngăn chặn bụi bẩn xâm nhập vào bên trong máy chiếu, duy trì chất lượng hình ảnh sắc nét.
  • Bảo vệ linh kiện quang học bên trong thiết bị máy chiếu an toàn tránh khỏi các hư hại do độ ẩm cao.
  • Giảm hao mòn, duy trì hiệu suất sử dụng cho các bộ phận trong máy chiếu như ống kính và bóng chiếu.
  • Hạn chế nguy cơ biến dạng màu sắc hình ảnh trình chiếu, giảm thiểu hiện tượng màn sương.
Tìm hiểu công nghệ quang học kín là gì?

12 bước kiểm tra, bài test công nghệ quang kín trên máy chiếu HOCI

Sản phẩm máy chiếu HOCI tích hợp công nghệ quang kín hiện đại nên đảm bảo chất lượng sản phẩm bền bỉ. Trong đó có các bước thực hiện kiểm tra công nghệ này như sau: 

Bước 1: Kiểm tra vật liệu

  • Đánh giá chi tiết chất lượng vật liệu quang học sử dụng như thủy tinh quang học, thấu kính, gương phản xạ và lớp phủ chống phản xạ.
  • Kiểm tra mức độ tinh khiết của thủy tinh tránh để bọt khí hoặc tạp chất gây tác động hiệu suất quang học.
  • Đánh giá độ bền lớp phủ bảo vệ trên bề mặt ống kính tăng khả năng chống xước và giảm thiểu suy hao ánh sáng.
  • Đảm bảo vật liệu chống chịu nhiệt độ và độ ẩm cao, không biến dạng hoặc giảm hiệu suất.

Bước 2: Kiểm tra độ kín

  • Tiến hành test khả năng ngăn chặn bụi bẩn, hơi ẩm xâm nhập vào hệ thống quang học.
  • Sử dụng buồng thử nghiệm mô phỏng với điều kiện thay đổi nhiệt độ đột ngột, khắc nghiệt, áp suất không khí thấp.
  • Đánh giá mức độ kín khít khớp nối và lớp niêm phong để hệ thống vận hành ổn định lâu dài.

Bước 3: Kiểm tra khả năng tản nhiệt

  • Đo nhiệt độ hệ thống quang học hoạt động liên tục tránh xảy ra tình trạng quá nhiệt.
  • Kiểm tra hiệu suất hệ thống quạt và bộ tản nhiệt để giải nhiệt tối ưu, tránh tạo tiếng ồn lớn.
  • Đánh giá ảnh hưởng nhiệt độ cao đến thấu kính, lớp phủ và mô-đun LED/Laser.
12 bước kiểm tra, bài test công nghệ quang kín trên máy chiếu HOCI

Bước 4: Kiểm tra hiệu suất ánh sáng

  • Đo lường cường độ sáng theo tiêu chuẩn ANSI Lumens để đánh giá độ sáng thực tế của hệ thống quang học.
  • Kiểm tra mức độ truyền tải ánh sáng qua thấu kính sao cho không có sự hao hụt đáng kể.
  • Đánh giá độ đồng nhất ánh sáng trên toàn bộ khung hình để hiện tượng vùng sáng tối không đồng đều không còn.
  • Kiểm tra hiện tượng suy giảm độ sáng dự đoán tuổi thọ của hệ thống.

Bước 5: Kiểm tra chống bụi theo tiêu chuẩn IP5X/IP6X

  • Đánh giá khả năng chống bụi theo tiêu chuẩn IP5X và IP6X.
  • Chọn môi trường thử nghiệm chứa lượng bụi cao để kiểm tra mức độ bảo vệ  động cơ công nghệ quang học kín và các linh kiện bên trong.
  • Đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định với môi trường nhiều bụi.

Bước 6: Kiểm tra độ sắc nét và độ chính xác màu sắc

  • So sánh kết quả hiển thị màu sắc với tiêu chuẩn Rec.709 hoặc sRGB để xác định độ chính xác cao. 
  • Đánh giá quang sai màu và méo hình ảnh phát sinh do ống kính không đạt tiêu chuẩn.
  • Kiểm tra khả năng tái tạo màu sắc trung thực, hạn chế lệch màu khi trình chiếu nội dung.

Bước 7: Kiểm tra chống rung và sốc

  • Đánh giá khả năng chịu rung lắc và sốc cơ học với mô phỏng về vận chuyển và sử dụng thực tế.
  • Thử nghiệm thiết bị máy chiếu để đánh giá công nghệ quang học kín trong môi trường có rung động mạnh.
  • Kiểm tra độ bền máy chiếu khi rơi từ độ cao nhất định nhằm đảm bảo hoạt động bình thường.

Bước 8: Kiểm tra độ bền bóng LED/Laser

  • Chạy thử nghiệm tuổi thọ bóng LED/Laser trong thời gian 20.000 – 50.000 giờ.
  • Đánh giá mức độ suy giảm ánh sáng theo thời gian hoạt động.
  • Kiểm tra hiệu suất phát sáng bóng đèn để đảm bảo hệ thống vẫn duy trì chất lượng hiển thị tốt.
Đánh giá sâu về hiệu năng sử dụng của máy

Bước 9: Kiểm tra hệ thống lấy nét và Keystone Correction

  • Đánh giá khả năng tự động lấy nét của máy chiếu HOCI trong các điều kiện ánh sáng và khoảng cách khác nhau.
  • Kiểm tra tính năng Keystone Correction trong công nghệ quang học kín để đảm bảo hình ảnh khi thay góc chiếu không bị méo hoặc mất nét. 
  • Đánh giá độ chính xác, thời gian phản hồi của hệ thống điều chỉnh quang học.

Bước 10: Kiểm tra độ ổn định khi sử dụng lâu dài

  • Thử nghiệm chạy liên tục máy chiếu trong nhiều giờ để kiểm tra sự ổn định của toàn bộ hệ thống.
  • Đo nhiệt độ và hiệu suất quang học xác định mức độ ảnh hưởng đến chất lượng trình chiếu.
  • Đánh giá tình trạng hao mòn của các linh kiện khi sử dụng máy chiếu lâu dài.

Bước 11. Kiểm tra khả năng chịu môi trường khắc nghiệt

  • Thử nghiệm thiết bị sử dụng với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cực đoan. Ví dụ như môi trường bụi, rung lắc, hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột.
  • Đánh giá ảnh hưởng đến tuổi thọ máy và chất lượng hình ảnh trình chiếu. 

Bước 12. Kiểm tra thực tế máy chiếu trước khi xuất xưởng

Kiểm tra các lỗi quang học, đánh giá tổng thể về chất lượng hình ảnh, độ chính xác màu sắc trước khi xuất xưởng.

Kiểm tra công nghệ quang học kín trên máy chiếu HOCI theo 12 bước trên giúp đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao. Nếu quý khách có nhu cầu mua thiết bị máy chiếu HOCI, hãy liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn. 

Chia sẻ:

Sản phẩm nổi bật

Bài viết mới nhất

Liên hệ tư vấn

Bài viết liên quan